Tầm soát đột quỵ và cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng

Đột quỵ là gì? Các biến chứng của đột quỵ

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm đột ngột. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết hàng loạt nhanh chóng.

Cả nam giới và nữ giới khi bước qua tuổi trung niên đều có nguy cơ đột quỵ cao. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ còn bao gồm: Lối sống thiếu khoa học, ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì, căng thẳng trong công việc, cuộc sống,…

Rất nhiều trường hợp đột quỵ được cấp cứu muộn. Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ có khoảng 33% trường hợp bị đột quỵ được cấp cứu kịp thời trong “giờ vàng”. Điều này làm giảm tỷ lệ điều trị đột quỵ thành công, kéo dài thời gian phục hồi của người bệnh. Không được cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng cũng khiến người bệnh gặp phải các biến chứng nặng nề cho người bệnh như liệt nửa người, mất hoặc giảm khả năng đi lại,…

Theo TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức – Trưởng khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, khoảng 75% người bị đột quỵ gặp biến chứng yếu liệt cơ thể, suy giảm chức năng hoặc tàn phế; 15% người bị tử vong và chỉ 10% có thể hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.

Tại Việt Nam, mỗi năm có đến hơn 200.000 ca đột quỵ. Trên thế giới, con số này có thể lên đến hơn 12,2 triệu trường hợp với hơn 5,6 triệu ca tử vong. Trong đó, 16% các ca đột quỵ xảy ra ở người từ 15-49 tuổi. Đặc biệt, trong số các trường hợp tử vong do đột quỵ, có đến hơn 6% trường hợp là người trẻ.

TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức cảnh báo, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ ba sau tim mạch và ung thư. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, để lại gánh nặng cho người bệnh, gia đình và xã hội.

Chủ động tầm soát đột quỵ và cấp cứu đột quỵ trong “giờ vàng”

Đột quỵ không chừa một ai. Vì thế, mỗi người cần chủ động thăm khám và tầm soát đột quỵ từ sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc đột quỵ.

Để tầm soát đột quỵ hiệu quả, người bệnh sẽ được đánh giá tổng quan về tình trạng sức khỏe thông qua thăm khám lâm sàng, đo chiều cao cân nặng, kiểm tra huyết áp,… Sau đó, người bệnh tiếp tục thực hiện những xét nghiệm hay kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu như xét nghiệm máu, nước tiểu, phân; đo điện tâm đồ; chụp X-quang, siêu âm, chụp MRI não…

Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của y học, ngày càng có nhiều kỹ thuật, công nghệ, máy móc tân tiến có khả năng giúp tầm soát, sàng lọc, chẩn đoán đột quỵ từ rất sớm và hiệu quả cho người bệnh. Điển hình như máy chụp MRI 3 Tesla giúp khảo sát toàn bộ cấu trúc, chức năng não và cả các mạch máu não nhỏ nhất, máy chụp CT 768 lát cắt siêu cấp giúp phát hiện được các tổn thương thần kinh và tim mạch nhỏ nhất, hệ thống máy siêu âm tổng quát cao cấp, siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tim, siêu âm toàn thân, chụp CTa MRA,…

Trong khi đó, các kỹ thuật can thiệp cấp cứu đột quỵ hiện đại trong “giờ vàng” sẽ giúp người bệnh có thể hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra. Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ thường trong vòng 6 giờ đầu tiên (có thể kéo dài đến 24 giờ) kể từ khi xuất hiện dấu hiệu đột quỵ đầu tiên.

Với người bệnh đột quỵ, nếu được đưa đến bệnh viện trong 4,5 giờ đầu thì có thể tiêm thuốc tiêu sợi huyết (tan máu đông) qua đường tĩnh mạch rTPA. Còn nếu người bệnh được cấp cứu trong 4,5 – 6 giờ thì sẽ được can thiệp nội mạch lấy huyết khối hoặc nút mạch máu bị phình vỡ… Lúc này, chụp CT hoặc MRI tưới máu cũng giúp xác định các vùng não có khả năng phục hồi, cần cứu sống sẽ giúp nâng cao hiệu quả cấp cứu đột quỵ.

Người bệnh càng được cấp cứu sớm, kịp thời thì hiệu quả điều trị càng khả quan, giảm tối đa các biến chứng có thể xảy ra, nâng cao khả năng sống sót, phục hồi và chất lượng sống của người bệnh.

Nhằm giúp người dân cập nhật các thông tin, kỹ thuật mới trong tầm soát và cấp cứu đột quỵ hiệu quả, vào 20 giờ ngày 22/11/2022, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM phối hợp cùng Báo điện tử của Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn) tổ chức chương trình Tư vấn sức khỏe trực tuyến: “Tầm soát đột quỵ & Cấp cứu đột quỵ bằng kỹ thuật hiện đại”.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tầm soát – cấp cứu đột quỵ đến từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:

  • TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức – Trưởng khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh
  • BS.CKII Đàm Thị Cẩm Linh – Bác sĩ chuyên sâu về Đột quỵ, khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh
  • BS.CKII Nguyễn Văn Phúc – Trưởng Đơn vị Hình ảnh học Thần kinh, Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp
  • BSNT.CKI Dương Đình Hoàn – Bác sĩ Can thiệp mạch Thần kinh, Đơn vị Hình ảnh học Can thiệp, Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp

Chương trình được phát trực tiếp trên ứng dụng VTVGo và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Đài Truyền hình Việt Nam, VnExpress, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn; kênh Youtube Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh; kênh Youtube VNVC. Ngoài ra, chương trình cũng được tiếp sóng trên fanpage một số báo điện tử như VnExpress.net, Báo Thanh Niên.

Ngay bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi tại đây để được các chuyên gia giải đáp ngay trong chương trình.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Viên Uống GASTOSIC giảm các vết loét niêm mạc dạ dày, tá tràng cùng các triệu chứng như là đau rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng. Sản phẩm còn hỗ trợ cân bằng acid dịch vị, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc thực quản bị tổn thương do acid dịch vị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm & giúp hạn chế tái phát trào ngược dạ dày thực quản.

Comments are closed.