Cứu thai nhi 32 tuần bị rối loạn nhịp tim hiếm gặp
Thai nhi 32 tuần phát hiện rối loạn nhịp tim nặng, tràn dịch màng phổi, nguy cơ tử vong cao, được bác sĩ truyền thuốc qua bánh rau, giữ an toàn trong bụng mẹ thêm 4 tuần. Đây là trường hợp hiếm gặp với tỷ lệ 1/10.000 ca.
Nhờ sự phối hợp điều trị tích cực của các bác sĩ khoa Sản, Tim mạch và Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, em bé đã chào đời an toàn ở tuần thai 36, cân nặng 2,7kg, nhịp tim và huyết áp ổn định. Bé được các bác sĩ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tại khoa Sơ sinh.
Chị Bùi Minh Phương (26 tuổi, Hòa Bình) mang thai 32 tuần được chẩn đoán rối loạn nhịp tim thai có xu hướng tiến triển nhanh. Chị đến khám tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội vào cuối tháng 10. Sau khi siêu âm thai, bác sĩ phát hiện nhịp tim thai có tần suất 240 lần/phút, không đều. Kết quả siêu âm tim thai cho thấy, thai nhi bị cuồng nhĩ (một dạng rối loạn nhịp tim thai), suy tim, buồng tim giãn, tim giảm co bóp kèm tràn dịch màng phổi.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Duyên, Phó khoa Tim mạch, cho biết, tình trạng nguy cấp bởi nguy cơ thai chết lưu trên 75%. Thai ở tuần 32, phổi chưa trưởng thành nên việc điều trị vô cùng khó khăn. Sau khi cân nhắc giữa nguy cơ cho mẹ và khả năng điều trị thành công cho thai nhi, bác sĩ chọn phương án điều trị cho thai nhi bằng cách cho mẹ uống thuốc chống loạn nhịp. Thuốc sẽ truyền qua bánh rau tới thai nhi và tác động trực tiếp lên hệ dẫn truyền tim thai. Từ đó, kiểm soát tần số thất, cắt cơn cuồng nhĩ và duy trì nhịp tim thai ở mức ổn định.
Sử dụng thuốc truyền qua bánh rau là phương pháp điều trị tối ưu trong trường hợp này, cho tỷ lệ thành công cao, hạn chế tối đa biến chứng. Việc mẹ dùng thuốc chống loạn nhịp có thể gây biến đổi điện thế ở các tế bào cơ tim. Các biến đổi này có thể gây rối loạn nhịp khi nhịp tim mẹ đang ở trạng thái bình thường. Vì vậy, việc đánh giá kỹ nguy cơ trước và trong suốt quá trình điều trị giúp đảm bảo an toàn cho mẹ khi dùng thuốc.
Sau 5 ngày điều trị, nhịp tim thai nhi được kiểm soát tốt, chỉ còn nhát bóp bất thường ở tâm nhĩ. Sau 1 tuần, tim thai co bóp tốt hơn, hết dịch màng phổi. Thai phụ được giảm liều và điều trị duy trì. Tuần thứ 36, nhịp tim thai dao động mức 140-150 lần/phút, có lúc xuống còn 110, co bóp tim chuyển biến xấu. Nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm, các bác sĩ lựa chọn kết thúc thai kỳ chủ động để điều trị sau sinh cho bé.
Nhịp tim thai là dấu hiệu quan trọng đánh giá sức khỏe thai nhi. Nhịp tim thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của thai. Tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm là biểu hiện của rối loạn nhịp. Theo bác sĩ Duyên, tình trạng rối loạn nhịp tim ở thai nhi rất hiếm gặp, chỉ chiếm từ 1 đến 2% các trường hợp thai phụ. Trong đó, 85% trường hợp chỉ cần theo dõi, 15% còn lại thuộc nhóm nặng cần điều trị. Trường hợp cuồng nhĩ tim thai như chị Phương chiếm khoảng 30% các loại rối loạn nhịp tim nhanh ở thai. Đây là tình trạng rối loạn nhịp nặng, hiếm gặp, ước tính cứ 10.000 ca mới có 1 trường hợp mắc phải.
Bác sĩ Duyên khuyến cáo, thai phụ cần khám thai định kỳ theo các mốc thời gian được bác sĩ tư vấn. Các trường hợp thai nhi có nguy cơ mắc rối loạn nhịp như mẹ bị sốt, nhiễm virus, nhiễm trùng, mắc bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn hay dùng thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim như thuốc giãn phế quản… nên khám sàng lọc tim thai sớm tại các cơ sở y tế có sự phối hợp đa chuyên khoa Sản – Tim mạch – Nội tiết – Nhi – Sơ sinh để được theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé khi chào đời.
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, cùng các chuyên gia hàng đầu về Sản phụ khoa, Sơ sinh, Tim mạch, Nhi khoa…, thai phụ được chăm sóc thai kỳ toàn diện, phát hiện sớm và điều trị kịp thời thai kỳ nguy cơ cao. Những trường hợp thai nhi phát hiện tim bẩm sinh, truyền máu song thai, thận tiết niệu… được bác sĩ hội chẩn, can thiệp và theo dõi chặt chẽ trước, trong và sau sinh, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
GVH KSOL bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do từ đó giảm nguy cơ mắc ung bướu. Sản phẩm còn có công dụng giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng; giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch & giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật.
Comments are closed.